TIN TỨC & SỰ KIỆN

TIN HOT

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng và những lưu ý phòng bệnh từ bác sĩ nhi khoa

Thời tiết nắng nóng và oi bức không chỉ làm cho người lớn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt… mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
🦠Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng:
👉Cảm nắng, say nắng: Đây là căn bệnh nguy hiểm do nắng nóng. Khi trẻ ở quá lâu ngoài trời nắng, tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy khiến trung tâm điều hoà thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn và gây nên tình trạng mất nước. Khi bị say nắng, trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu… Thân nhiệt của trẻ có thể lên tới 39,5 độ hoặc cao hơn. Các dấu hiệu khác như da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi), mạnh nhanh…Tình trạng nặng hơn là trẻ hôn mê, rối loạn ý thức. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
👉Các bệnh về tiêu hoá: Một trong những nguyên nhân gây cho trẻ bị các bệnh lý về đường tiêu hoá như ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, dẫn tới suy dinh dưỡng… là do dụng cụ ăn uống (bát đũa, cốc nước, bình bú cho trẻ nhỏ…) không được vệ sinh sạch sẽ hoặc tay chân không được sạch. Một số nguyên nhân khác như cách thức bảo quản thực phẩm không đúng (cả trước hay sau khi chế biến), người lớn chủ quan để đồ ăn bên ngoài nhiệt độ thường làm cho chúng bị ôi thiu hoặc lên men. Mùa nắng nóng, ẩm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và ruồi nhặng gây bệnh và lây lan mầm bệnh nhanh chóng. Lúc này, hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng, hoạt động kém đi, làm cho trẻ kén ăn, suy dinh dưỡng. Tiêu chảy và suy dinh dưỡng tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ cao bị tiêu chảy. Tiêu chảy nếu để lâu, kéo dài sẽ gây ra hiện tượng mất nước và điện giải liên tục. Vậy nên, ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của tiêu chảy và mất nước như môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc… là phải đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế địa phương gần nhất.
👉Các bệnh về hô hấp: Trời nóng, đổ nhiều mồ hôi sau khi hoạt động lâu ở ngoài nắng, trẻ hay có thói quen vào phòng điều hoà công suất mạnh, ngồi trước quạt mát mở tốc độ lớn sẽ dễ gây ra tình trạng khô vùng mũi họng, khô chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, cho trẻ uống nước lạnh, tắm nước mát cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sốc nhiệt và các bệnh lý nặng về đường hô hấp như ho đờm, ho gà, viêm phổi nặng…
👉Các bệnh về da: Nắng nóng sẽ làm cho tuyến mồ hôi và các chất nhầy hoạt động nhiều để giảm nhiệt và thải độc tố, tạo nên những vùng ẩm ướt ở các vùng da lưng, trán, dưới cổ, kẽ ngón tay, khu vực dưới cánh tay, cổ chân, bẹn, … Sự ứ đọng, tích tụ dưới lỗ chân lông của cơ thể kết hợp cùng các loại vi khuẩn, gây ra bệnh nấm ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, viêm nhiễm cho da, sốt cao…
👉Các bệnh truyền nhiễm: Thời điểm giao mùa, có những lúc độ ẩm trong không khí cao, điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh như bệnh tay- chân – miệng. Đa phần bệnh có diễn biến nhẹ như sốt nhẹ, tiêu chảy, nổi nốt phỏng li ti ở miệng hay mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Hầu hết bệnh tự khỏi, tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể diễn biến nặng, các biến chứng, nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và có thể gây tử vong nhanh chóng. Ngoài ra, trẻ cũng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, thuỷ đậu, sốt xuất huyết… đều có thể để lại di chứng về sau nếu không kịp phát hiện và điều trị sớm.
🛑 Một số lưu ý để phòng bệnh cho trẻ trong mùa nắng nóng:
💥Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, nhìn chung, mùa hè là thời điểm rất thích hợp cho trẻ học tập, khám phá, vui chơi và hoạt động thể chất, tuy nhiên đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nấm và các siêu sinh vật có hại phát triển, là môi trường ẩn nấp, sinh sôi và lây lan mầm bệnh rất nhanh.
✅ Trong mùa nắng nóng, nên cho trẻ ở trong nhà thoáng khí, mát mẻ, tránh để cho trẻ hoạt động vui chơi, thể chất ngoài nắng quá lâu. Nếu cần ra ngoài, cho trẻ đội mũ vành rộng, quần áo sáng màu, chất vải nhẹ nhàng. Nếu đi biển, không cho các em tắm vào thời điểm nắng nóng từ 10-16 giờ. Khi trẻ rơi vào tình trạng say nắng, cần lập tức đưa trẻ vào vùng râm mát, thông thoáng và tìm cách hạ thân nhiệt cho trẻ như chườm mát băng khăn mát, nới lỏng quần áo, bù nước và các dung dịch điện giải bằng đường uống.
✅ Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ uống đủ nước, đảm bảo “ăn chín, uống sôi”, nguồn thức ăn phải tươi, sạch, dụng cụ cho trẻ ăn uống phải sạch, bảo quản đồ ăn đúng cách.
✅Hạn chế để trẻ vui chơi hoặc đi đến những nơi đông người để tránh bị lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt trong mùa dịch Covid-19.
✅ Chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.
✅ Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống của trẻ. Dạy trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng cách, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…
🍀Bệnh mùa nắng nóng không thực sự đáng sợ nhưng nếu lơ là, chủ quan, không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh sẽ có thể chuyển biến nặng. Vì vậy, ngoài việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ môi trường sống lành mạnh, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý theo sát trẻ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện và xử trí kịp thời.

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng và những lưu ý phòng bệnh từ bác sĩ nhi khoa

Sinh Viên Y6k39 Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng Tổng Kết Học Phần Tốt Nghiệp Và Kết Thúc Thời Gian Thực Tập Tại Bệnh Viện Sản Nhi Quảng Ninh

mời chào giá hóa chất dành cho máy xét nghiệm đông máu chưa lựa chọn được nhà thầu của BVSNQN

Phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh

Thêm nhiều cơ hội điều trị cho trẻ tự kỷ

ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP TIM MẠCH QUA DA

Chuyện nghề nhi khoa

Bệnh viện Sản Nhi QN đẩy mạnh NCKH và ứng dụng thành tựu KHKT nâng cao hiệu quả chăm sóc bệnh nhân

Thông điệp 2K+ phòng chống dịch COVID-19

Kỹ thuật Tiêm tinh trùng vào bào tử noãn tại BVSNQN

Phát huy hiệu quả từ Ngân hàng sữa mẹ BV Sản Nhi Quảng Ninh

ĐỘI NGŨ

BÁC SĨ

DỊCH VỤ

BỆNH VIỆN

CHẾ ĐỘ

BẢO HIỂM

DANH MỤC

HÀNH CHÍNH

BẢNG GIÁ

VIỆN PHÍ

HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN

VĂN BẢN - GIÁM ĐỐC

Kế hoạch đảm bảo công tác Y tế dip Giỗ tổ,30-4, 1-5

Kế hoạch đảm bảo y tế dịp Tết Nguyên Đán 2023 tại BV Sản Nhi Quảng Ninh

TB Kết luận của GĐ SYT tại Hội nghị sơ kết 6 tháng

QĐ Quy định tạm thời giá dịch vụ vaccin

Quyết định ban hành giá dịch vụ yêu cầu một số dịch vụ HTSS

VĂN BẢN KHÁC

Luật khám chữa bệnh số 15/2023/QH15

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ của BYT

CV Sở Y tế QN về hướng dẫn của Bộ Y tế về chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

hướng dẫn của Bộ Y tế về chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

Thông báo tiêm vaccin Covid-19 đợt 1 tháng 3/2022

Tiêm vắc-xin là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, dịch vụ tiêm chủng được đơn vị duy trì từ năm 2016 đến...

Tiêm vắc-xin là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Tiêm vắc-xin là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Thủy đậu ở trẻ em tăng nhanh với những biến chứng nguy hiểm khó lường

Lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa

Khuyến Cáo Viêm Não Ở Trẻ Nhỏ

Hiệu quả mô hình phòng sinh thân thiện tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Vượt cạn luôn là quá trình đặc biệt, vất vả, thậm chí gian nguy đối với mỗi người phụ nữ...

Hiệu quả mô hình phòng sinh thân thiện tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Hiệu quả mô hình phòng sinh thân thiện tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Da kề da: Điều kỳ diệu nhất dành cho các bé

Nâng Cao Nhận Thức, Chung Tay Đẩy Lùi Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh (Thalassemia) Vì Sức Khỏe Cộng Đồng, Vì Tương Lai Nòi Giống

Xử trí tắc tia sữa- Những lưu ý đế tránh dẫn đến viêm và áp xe tuyến vú

Xử trí tắc tia sữa- Những lưu ý đế tránh dẫn đến viêm và áp xe tuyến vú

Có rất nhiều phụ nữ sau sinh, trong quá trình nuôi con bú đã đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng...

Xử trí tắc tia sữa- Những lưu ý đế tránh dẫn đến viêm và áp xe tuyến vú

Xử trí tắc tia sữa- Những lưu ý đế tránh dẫn đến viêm và áp xe tuyến vú

Nhận biết và phòng ngừa hạ kali máu

Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao trong 1000 ngày đầu đời

Khi nào là thời điểm tốt nhất để uống vitamin D? Buổi sáng hay buổi tối?

Ngành Y Tế Quảng Ninh Tăng Cường Phòng Chống, Giám Sát; Không Để Covid-19 Bùng Phát Trở Lại

Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh COVID-19...

Ngành Y Tế Quảng Ninh Tăng Cường Phòng Chống, Giám Sát; Không Để Covid-19 Bùng Phát Trở Lại

Ngành Y Tế Quảng Ninh Tăng Cường Phòng Chống, Giám Sát; Không Để Covid-19 Bùng Phát Trở Lại

Chẩn đoán bệnh tật trước và sau sinh

Chăm sóc dây rốn cho trẻ sau sinh

BV Sản Nhi Quảng Ninh triển khai chương trình tuyên truyền, sàng lọc miễn phí bệnh tan máu bẩm sinh cho sinh viên trường CĐ Y tế Quảng Ninh

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng và những lưu ý phòng bệnh từ bác sĩ nhi khoa

Thời tiết nắng nóng và oi bức không chỉ làm cho người lớn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng...

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng và những lưu ý phòng bệnh từ bác sĩ nhi khoa

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng và những lưu ý phòng bệnh từ bác sĩ nhi khoa

Hiệu quả mô hình phòng sinh thân thiện tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tổ chức tập huấn: “Giao tiếp thấu cảm thông qua hoạt động hướng dẫn – Giáo dục người bệnh hiệu quả”

Dính thắng lưỡi ở trẻ em, nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà ý nghĩa của các cấp chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh và Ban Lãnh đạo, Công đoàn Bệnh viện dành các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6 và tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và tháng hành động vì trẻ em năm 2023, Các đoàn công...

Nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà ý nghĩa của các cấp chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh và Ban Lãnh đạo, Công đoàn Bệnh viện dành các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6 và tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà ý nghĩa của các cấp chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh và Ban Lãnh đạo, Công đoàn Bệnh viện dành các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6 và tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Khen thưởng nam sinh viên K39D- Trường ĐH Y Dược Hải Phòng đang thực tập tại Bệnh Viện Sản Nhi Quảng Ninh đã dũng cảm cứu người bị đuối nước

Bệnh Viện Sản Nhi Quảng Ninh Tham Gia Các Hoạt Động Kỷ Niệm 133 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh và 60 Năm Thành Lập Tỉnh Quảng Ninh tại huyện Đảo Cô Tô

Hưởng Ứng Kỷ Niệm 37 Năm Ngày Thalassemia Thế Giới (08/5/1986 – 08/5/2023): “Chung Tay Đẩy Lùi Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh Vì Sức Khỏe Cộng Đồng, Vì Tương Lai Nòi Giống”

BSCKII-Bùi Minh Cường

Giám Đốc Bệnh viện

BSCKII Đỗ Duy Long

Phó Giám đốc Bệnh viện

Ths.BS Phạm Thị Hằng

Phó Giám đốc bệnh viện

BSCKII. Nguyễn Thu Hà

Trưởng khoa Sơ sinh

BSCKII. Hoàng Tùng

Trưởng khoa hồi sức tích cực

BSCKI. Hoàng Đăng Hùng

Trưởng khoa Sản đẻ

BSCKI. Trương Văn Thế

Phó khoa-Phụ trách khoa Tim mạch-Tiêu Hóa-Thần Kinh

BSCKI-Lương Trung Kiên

Trưởng Khoa GMHT

BSCKI. Nguyễn Văn Long

Phó khoa- phụ trách khoa Phụ

BSCKII. Khúc Thị Ngắm

Trưởng khoa Nội

BSCKI. Phí Xuân Thi

Phó khoa Hồi sức tích cực

BSCKII. Dương Văn Linh

Trưởng khoa Khám bệnh

BSYHDP. Lê Thanh Tĩnh

Phó khoa- Phụ trách khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Cử nhân. Ngô Thị Mai Hương

Trưởng phòng Điều dưỡng

BSCKI. Trần Quý Khánh

Phó khoa- Phụ Trách khoa Sản bệnh

BSNT. Nguyễn Thị Trang

Phó khoa- Phụ trách Khoa Dinh Dưỡng Tiết chế

BSCKI. Lê Văn Hạnh

Trưởng khoa CĐHA-TDCN

Thạc sỹ. Tạ Thị Thu Hợp

Trưởng khoa Huyết học-Vi sinh- Sinh học phân tử

BSCKI. Nguyễn Văn Thưởng

Trưởng khoa Sinh hóa

BSCKII. Phạm Ngọc Mười

Trưởng khoa Các bệnh nhiệt đới

DSCKI. Phạm Anh Tuân

Phó khoa- phụ trách khoa Dược

Ths.BS Nguyễn Văn Quang

Phó khoa HTSS

Ths.BSCKI. Bùi Hải Nam

Trưởng khoa Ngoại chuyên khoa

Thạc sỹ. Phí Thị Thu Hà

Phó phòng, Phụ trách phòng Quản lý chất lượng- Chăm sóc khách hàng

BSCKI. Lê Thị Bích Hằng

Phó khoa- phụ trách Phòng khám số 2

BS-Hoàng Ngọc Linh

BS Khoa CDHA-TDCN

BS-Nguyễn Sỹ Kiên

BS Khoa Sản Đẻ