"Sức khỏe của bạn- Trách nhiệm của chúng tôi !""

GỌI CẤP CỨU: 0203-3696-466

Chúng tôi luôn thấu hiểu bệnh nhân và luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân.

3 năm đầu đời – Thời điểm ‘vàng’ can thiệp giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập

Ba năm đầu đời diễn ra sự phát triển mạnh mẽ về cả thể chất, các chức năng thần kinh, giác quan, tâm lý… của trẻ nhỏ, vì vậy, việc phát hiện và can thiệp sớm trong 3 năm đầu đời được xem là thời điểm vàng đối với quá trình chăm sóc, can thiệp cho trẻ tự kỷ.
Trong giai đoạn ba năm đầu đời, do bộ não có tính linh hoạt, nơron thần kinh liên kết lỏng, đây là thời điểm hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên dễ kết nối, nếu được can thiệp trong giai đoạn hệ thần kinh sửa chữa, kết quả can thiệp sẽ đạt hiệu quả cao. Trường hợp trẻ trên 5 tuổi, hệ thần kinh hoàn thiện gần như 95%, hiệu quả can thiệp cho trẻ tự kỷ sẽ thấp hơn.
Thạc sĩ tâm lý Bùi Thị Ngọc Linh, Đơn nguyên Tâm bệnh – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho
biết: Nhiều bố mẹ phát hiện con bị chậm nói hoặc gọi không thấy con quay lại thì chỉ nghĩ là con bị giảm chú ý, chậm nói đơn thuần. Nhưng khi đưa con đến Bệnh viện Sản Nhi khám, được bác sĩ, đánh giá viên kiểm tra thì mới phát hiện ngoài việc con không nói là do một rối loạn khác khiến cho đứa trẻ không thể nói được.
Nguyên nhân trẻ tự kỷ được chẩn đoán chậm trễ là do các biểu hiện của chứng tự kỷ rất đa dạng, thay đổi theo lứa tuổi và khác nhau ở từng trẻ. Các dấu hiệu nhận biết rối loạn tự kỷ dễ nhầm với các bệnh lý khác như chậm nói, khó đọc, tăng động giảm chú ý… Các chuyên gia y tế chỉ có thể đánh giá dựa vào bảng câu hỏi và quan sát hành vi bên ngoài của trẻ.
Thạc sĩ Linh cho biết thêm: Hiện không ít phụ huynh khi bác sĩ chẩn đoán con bị tự kỷ vẫn không tin đó là sự thật. Còn có trường hợp, cha mẹ đưa con đến điều trị nhưng khi về nhà không có thời gian, sao nhãng với con do vậy kết quả điều trị không đạt hiệu quả. Nhiều phụ huynh do tâm lý mặc cảm, tự ti, hoặc phát hiện trẻ mắc bệnh sớm song không tìm được nguồn hướng dẫn điều trị và khi trẻ trên 10 tuổi đã rơi vào trạng thái tăng động, gào thét, đập đầu vào tường… Đây là hệ quả của việc chậm can thiệp, điều trị bỏ lỡ thời gian vàng, trẻ có thể đối mặt với tình trạng chậm phát triển trí tuệ kèm theo các hội chứng khác như động kinh, rối loạn vận động, rối loạn chuyển hóa, giao tiếp không được dẫn đến hành vi tự hại.
👉Để tránh trẻ sinh ra mắc tự kỷ, các cha mẹ có kế hoạch sinh con cần chú ý bồi dưỡng, giữ gìn sức khỏe, luôn tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng và các yếu tố bất lợi của môi trường sống như hóa chất, nhiệt độ cao, sóng từ trường…, hạn chế sinh con khi cao tuổi. Thai phụ nên duy trì khám thai đầy đủ, sinh con và nuôi dưỡng con theo phương pháp khoa học, quan tâm tác động sớm tới trẻ trong chơi tương tác, vận động và phát triển giao tiếp.

HỎI ĐÁP VÀ PHẢN ÁNH DỊCH VỤ

Bệnh viện sẽ giải đáp các câu hỏi và trả lời phản ánh sớm nhất đến quý bệnh nhân.