"Sức khỏe của bạn- Trách nhiệm của chúng tôi !""

GỌI CẤP CỨU: 0203-3696-466

Chúng tôi luôn thấu hiểu bệnh nhân và luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân.

Cấp Cứu Kịp Thời Bảo Tồn Ngón 1 Bàn Tay Phải Cho Bệnh Nhi 43 Tháng Tuổi Bị Bỏng Điện Thấu Xương

Vừa qua, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi P.T. T (43 tháng tuổi) dân tộc Dao, có hộ khẩu thường trú tại xã Đông Ngũ nhập viện trong tình trạng bỏng mặt gan ngón 1 tay phải, bỏng sâu lộ gân xương diện tích 1x2cm, vết thương nề, chảy dịch, có dấu hiệu hoại tử hết màng xương ngón 1.
‼️Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ, điều dưỡng đã nhanh chóng xử trí làm sạch vết thương, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và thực hiện hội chẩn chuyên khoa, xác định bệnh nhi bỏng độ IV ngón 1 bàn tay phải, tiến hành chỉ định phẫu thuật cấp cứu cắt lọc diện hoại tử bỏng, tạo vạt da che phủ từ phần da bụng, kịp thời bảo toàn và tránh cho trẻ không phải tháo bỏ khớp ngón 1 tay phải.
‼️Sau phẫu thuật trẻ được chăm sóc theo dõi vết thương, điều trị kháng sinh, chống viêm, chăm sóc tích cực tại khoa Ngoại – Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh; Qua 20 ngày tiến triển tốt, trẻ tiếp tục được hội chẩn và chuyển mổ cắt lọc, phẫu thuật chuyển vạt da che phủ thì 2. Đến nay qua gần 40 ngày điều trị, chăm sóc, bệnh nhi đã ổn định được sức khỏe.
💢BSCKI. Nguyễn Văn Luyện- Khoa Ngoại chuyên khoa cho biết: “Đây là trường hợp bỏng độ IV rất nặng do điện, vết thương đã có phần bị hoại tử, gây tổn thương một phần vĩnh viễn. Rất may trẻ được xử lý kịp thời trước khi hoại tử phải loại bỏ hoàn toàn ngón tay cái. Tuy nhiên với tình trạng này trẻ vẫn cần điều trị y tế chuyên sâu cũng như kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, Tâm lý trị liệu, phẫu thuật và phục hồi chức năng tiếp theo để hồi phục một phần vận động và các tổn thương.
💢BS Luyện cũng khuyến cáo tới các gia đình có trẻ nhỏ cần quan sát trẻ khi chơi để đảm bảo cho trẻ tránh xa các nguồn lửa, nguồn nhiệt, hóa chất, nguồn điện nguy hiểm: Che chắn ổ cắm điện, kiểm tra định kỳ các thiết bị điện, dây điện, đảm bảo không có dây điện bị hở, nứt; Lắp đặt các thiết bị bảo vệ điện như cầu dao tự ngắt, aptomat chống giật, Thử nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ; Giải thích cho trẻ về nguy hiểm của điện; Dạy trẻ cách nhận biết các vật dụng có thể gây bỏng.
⚠️Khi trẻ bị bỏng điện, việc sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng quan trọng để giảm thiểu tổn thương và nguy cơ biến chứng. Hãy ngắt nguồn điện, làm mát vết bỏng bằng nước sạch, băng bó vết bỏng và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để điều trị kịp thời.

HỎI ĐÁP VÀ PHẢN ÁNH DỊCH VỤ

Bệnh viện sẽ giải đáp các câu hỏi và trả lời phản ánh sớm nhất đến quý bệnh nhân.