"Sức khỏe của bạn- Trách nhiệm của chúng tôi !""

GỌI CẤP CỨU: 0203-3696-466

Chúng tôi luôn thấu hiểu bệnh nhân và luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân.

THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Thai chậm tăng trưởng là tình trạng thai nhi kém phát triển, có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn so với cân nặng dự kiến so với tuổi thai. Thai chậm tăng trưởng thường được m

dưới bách phân vị thứ 10, điều này có nghĩa thai có kích thước nhỏ hơn 10 trẻ khác có cùng độ tuổi thai. Các bé thai chậm tăng trưởng mức độ nhẹ sau sinh có thể phát triển tốt

chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, các trường hợp nặng, có thể nguy hiểm nghiêm trọng trong thai kỳ và sau sinh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

► Có 2 loại thai chậm tăng trưởng gồm:

  • Thai chậm tăng trưởng khởi phát sớm: khi thai được chẩn nhẹ cân trước tuần thứ 32 của thai kỳ.
  • Thai chậm tăng trưởng khởi phát sớm: khi thai được chẩn đoán nhẹ cân sau tuần thứ 32 của thai kỳ.

► Nguyên nhân khiến thai chậm tăng trưởng:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thai chậm tăng trưởng trong thai kỳ, phổ biến nhất vẫn là bất thường bánh nhau. Nhau thai bất thường, không hoạt động tốt sẽ không cung cấp đủ

và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Dây rốn cùng chức năng nối bào thai với nhau thai bất thường cũng có thể dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng.

  • Mẹ mắc bệnh lý nhiễm trùng như giang mai, sởi, nhiễm toxoplasma, cytomegalovirus.
  • Mẹ sử dụng một số loại thuốc như điều trị co giật.
  • Mẹ mắc bệnh cao huyết áp, rối loạn đông máu, thiếu máu hay đái tháo đường thai kỳ.
  • Thai nhi bất thường về nhiễm sắc thể như bị hội chứng Turner và hội chứng Down.
  • Mẹ mang đa thai.
  • Mẹ có lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích.

► Điều gì xảy ra khi thai chậm tăng trưởng:

Trẻ sơ sinh bị thai chậm tăng trưởng có nhiều nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe hơn. Những trẻ sinh sớm hoặc sinh ra có kích thước rất nhỏ thường phải nằm viện lâu hơn, có

cần được chăm sóc đặc biệt trong đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU). Bên cạnh đó, một số vấn đề khác có thể liên quan đến thai chậm tăng trưởng gồm:

Các vấn đề về thở và bú;

Khó giữ nhiệt độ cơ thể ổn định;

Số lượng tế bào máu bất thường;

Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết);

Vấn đề chống lại nhiễm trùng;

Vấn đề thần kinh.

► Mẹ bầu cần làm gì khi thai chậm tăng trưởng:

Thai chậm tăng trưởng là một thai kỳ nguy cơ cao, việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng, số tuần tuổi thai, thời điểm khởi phát thai chậm tăng trưởng, nguyên nhân, tình trạng

khỏe thai và sự tưới máu của bánh nhau và dây rốn.

Mẹ bầu cần thăm khám và theo dõi thai kỳ sát hơn bình thường (mỗi tuần thậm chí mỗi 3 ngày hoặc nhập viện theo dõi nếu tình trạng nặng).

Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế làm việc nặng.

Bổ sung dinh dưỡng.

Theo dõi liên tục, thường cử động thai tại nhà.

Về mặt y khoa, các bác sĩ sẽ theo dõi sát hơn thai kỳ của mẹ bầu, do thai chậm tăng trưởng có nguy cơ mất tim thai cao hơn các thai kỳ khác.

Chọc ối tìm nguyên nhân khi cần thiết.

Hỗ trợ trưởng thành phổi.

Siêu âm theo dõi sự phát triển thai, siêu âm doppler kiểm tra tưới máu.

Nguy cơ lấy thai ra sớm hoặc mổ lấy thai cấp cứu khi có tình trạng đe dọa sức khỏe thai nhi.

► Biện pháp ngăn ngừa thai chậm tăng trưởng:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng.

Hạn chế rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.

Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày.

Đồng thời, hãy thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ cũng như ghi nhớ lịch hẹn khám thai và xét nghiệm trước sinh để thai nhi được theo dõi tốt mẹ nhé!

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe

của mẹ và bé. AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ – LDRP, cho phép sản phụ và gia đình có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và

thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ – Sinh (thường) – Hồi phục – Theo dõi sau sinh.

Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi

sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.

HỎI ĐÁP VÀ PHẢN ÁNH DỊCH VỤ

Bệnh viện sẽ giải đáp các câu hỏi và trả lời phản ánh sớm nhất đến quý bệnh nhân.