Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Sự hài lòng của người bệnh là trách nhiệm của chúng tôi !

GỌI CẤP CỨU: 0203-3696-466

Chúng tôi luôn thấu hiểu bệnh nhân và luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân.

Bệnh nhi 3 tuổi bị bỏng nặng (độ III) do lửa cháy được xuất viện sau hơn một tháng điều trị, chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

🔥Trong thời gian qua, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi 03 tuổi (Chíu Thị P.), dân tộc Dao, thường trú tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh bị bỏng nhiệt do bị lửa cháy vùng cổ – ngực – lưng- bụng – tay, chân độ 2-3, diện tích vết bỏng sâu rộng, bỏng 17% cơ thể, trợt da, phỏng nước, dịch thấm băng nhiều các vị trí từ ngực, lưng, cánh tay trái, cẳng tay phải, vùng cổ, vùng đùi…
Sau khi tiếp nhận, Bệnh viên đã triển khai quy trình báo động đỏ, phối hợp giữa các khoa Khám bệnh, Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Gây mê hồi tỉnh tập trung xử trí, cấp cứu, tạo đường truyền bù dịch, giảm đau, chống sốc, phẫu thuật cắt lọc các tổ chức da hoại tử do trợt, làm sạch diện bỏng và băng đắp gạc Silverin vết bỏng. Trải qua 3 lần phẫu thuật loại bỏ da hoại tử và ghép da, cùng sự tận tâm giúp đỡ, chăm sóc, điều trị tích cực từ các y bác sĩ, điều dưỡng tại khoa Ngoại – chuyên khoa, Gây mê hồi tỉnh và sự hỗ trợ từ Tổ công tác xã hội -Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, đến hiện tại, sau hơn 1 tháng điều trị bệnh nhi đã ổn định sức khỏe, các vết tổn thương đã dần hồi phục và vừa được xuất viện trong niềm vui của gia đình.
👨‍⚕️Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh: các trường hợp trẻ bị tai nạn do tiếp xúc nhiệt độ cao, ngã vào lửa, nước sôi,… đều rất nguy hiểm. Đối với các trường hợp may mắn bị nhẹ bé có thể chỉ cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên nhiều trường hợp nặng có thể gây tổn thương sâu tới các cơ quan trên cơ thể, kích thích, sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng và để lại nhiều di chứng về thể chất cũng như tinh thần của trẻ sau này.
‼️Mỗi phụ huynh hãy đảm bảo một môi trường sống an toàn cho trẻ, luôn chú ý giám sát trẻ; để các vật dụng dễ gây bỏng (phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa…) ngoài tầm tay trẻ. sự bất cẩn của người lớn sẽ vô tình khiến trẻ em gặp phải những tai nạn đau đớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
👉Cách chăm sóc vết bỏng tại chỗ:
Khi trẻ chẳng may bị bỏng, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước trong nhà xối rửa nhiều nước (ko xối nước đá hoặc nước lạnh) mục đích sẽ làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, sẽ giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng. Sau đó, tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám cho bác sĩ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.

HỎI ĐÁP VÀ PHẢN ÁNH DỊCH VỤ

Bệnh viện sẽ giải đáp các câu hỏi và trả lời phản ánh sớm nhất đến quý bệnh nhân.