Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra và lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp. Cứ 9 trên 10 người không tiêm vaccine sẽ có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh sởi. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng, lây lan nhanh trên cả nước, Riêng tại Quảng Ninh đã có rất nhiều ca mắc đến điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng thời gian qua.
Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Bộ Y tế kêu gọi người dân đưa trẻ em trong độ tuổi theo khuyến cáo y tế cần tiêm ít nhất hai liều vaccine để bảo đảm miễn dịch trước tình hình dịch bệnh sởi vẫn tiếp tục gia tăng ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BỆNH SỞI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Nguy cơ cao hơn do:
-Tỷ lệ tiêm chủng sởi ở trẻ em chưa đạt mức tối ưu: Một số trẻ chưa được tiêm đủ liều vắc xin theo khuyến cáo. Đồng thời, một số trẻ tiêm vắc xin nhưng không đáp ứng miễn dịch.
-Mức độ giao lưu, di chuyển của người dân ngày càng tăng.
– Nhóm có nguy cơ mắc cao:
-Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ.
-Người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa được tiêm phòng.
– Người có hệ miễn dịch suy yếu.
Biểu hiện của bệnh sởi:
-Sốt cao, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc.
-Sau 3-4 ngày, xuất hiện phát ban da màu đỏ sẫm, bắt đầu từ mặt sau tai, lan ra khắp cơ thể.
– Phát ban thường kéo dài 3-5 ngày.

-Tiêm phòng đầy đủ vắc xin sởi:
-Theo lịch tiêm chủng quốc gia.
-Tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều.
-Giữ vệ sinh cá nhân:
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
-Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
-Tránh tiếp xúc với người bệnh:
-Người bệnh sởi nên hạn chế đến nơi công cộng.
-Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Hãy chung tay đẩy lùi dịch sởi, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng!