Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, không hề được tham gia các hoạt động xã hội, sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức”. Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngoài trách nhiệm truyền thống là làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp… được sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền đã rà soát xây dựng và giới thiệu nguồn đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ đáp ứng đủ trình độ, năng lực lãnh đạo để bổ nhiệm giữ vị trí chủ chốt, quy trình đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp từng bước được trẻ hoá, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày càng chiếm tỷ lệ cao và có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ, đó chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới, hội đủ các yếu tố “công, dung, ngôn, hạnh”.
Các đoàn viên, cán bộ nữ công tham gia văn nghệ sôi nổi trong các ngày lễ, đại hội lớn của Bệnh viện
Với đặc thù là bệnh viện Chuyên khoa tuyến tỉnh cao nhất về Sản và Nhi khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh có tới 3/5 số cán bộ, người lao động tại Bệnh viện là nữ. Để đạt được mục tiêu bình Đẳng giới, Công đoàn, các cấp lãnh đạo Bệnh viện đã luôn quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới các hoạt động truyền thông để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và đội ngũ cán bộ hội, hội viên, phụ nữ về bình đẳng giới. Ra quân hưởng ứng tháng quốc gia hành động phòng chống Bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường nâng cao nhận thức cho nam và nữ được tiếp cận với giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội…, tổ chức các lớp tập huấn tăng cường năng lực, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về bình đẳng giới cho các cán bộ, nhân viện, người lao động nữ trong toàn viện. Các hội phụ nữ, công đoàn khoa phòng đã tham mưu giới thiệu quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ nữ, cử cán bộ nữ tham gia các khóa đào tạo về chuyện môn nghiệp vụ, quan tâm đến công tác phát triển Đảng, nhất là đảng viên nữ. Nhằm mục tiêu tạo nguồn cán bộ nữ tương xứng với lực lượng lao động nữ hiện nay, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 14.60%,
Các hoạt động sinh hoạt của đoàn viên, phụ nữ diễn ra thường xuyên, đi vào chiều sâu, là nơi để các thành viên giao lưu, học hỏi, gắn bó tình đoàn kết trong cơ quan
Bình đẳng giới trong xã hội hiện nay không chỉ đơn thuần nói về sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới mà còn cả người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới đều được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung và cán bộ hội viên phụ nữ nói riêng. Điều quan trọng là thiết lập được các mối quan hệ tốt trên cơ sở của sự hiểu biết và tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, đó là con đường hạnh phúc, mục tiêu sau cùng của cuộc sống. Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá thể, mà là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi mái ấm gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình “no ấm, bình đẳng, văn minh và niềm hạnh phúc”, một xã hội văn minh và niềm hạnh phúc./.