Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Sự hài lòng của người bệnh là trách nhiệm của chúng tôi !

GỌI CẤP CỨU: 0203-3696-466

Chúng tôi luôn thấu hiểu bệnh nhân và luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân.

Chăm sóc dây rốn cho trẻ sau sinh

Dây rốn được cắt ngay sau sinh, một cuống mô vẫn còn dính vào rốn của em bé gọi là cuống rốn. Cuống rốn khô dần, co lại cho đến khi rơi ra. Thường là từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh. Điều quan trọng là bạn phải giữ cho cuống rốn và vùng da xung quanh sạch sẽ và khô ráo. Những điều cơ bản dưới đây sẽ giúp chúng ta dự phòng vấn đề nhiễm trùng rốn. Nó có thể giúp cho dây rốn rụng và nhanh lành hơn.
1. Làm sạch
Thường làm sạch rốn và vùng da xung quanh rốn như sau khi tắm cho trẻ, hoặc khi dây rốn bị nhiễm bẩn:
– Người chăm sóc: rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn tay
– Ngâm miếng bông gòn vào trong nước ấm và xà phòng loãng. Vắt kiệt nước. Nhẹ nhàng lau xung quanh gốc rốn và vùng da xung quanh, chú ý các nếp chân rốn.
– Lau sạch mọi chất ướt và bẩn.
– Nhẹ nhàng lây sạch, khô lại bằng miếng vài mềm.
– Để thoáng rốn ( không dùng gạc và băng rốn), cũng không bôi bất cứ chất gì lên rốn.
– Có thể tháo kẹp rốn sau sinh 24h.
Dây rốn thường rụng sau 1 đến 2 tuần, nhưng đôi khi phải mất nhiều thời gian hơn. Làm sạch xung quanh rốn cho đến khi rốn lành hoàn toàn.
2. Giữ cho rốn được khô- thoáng
Bạn có thể giúp cuống rốn của bé rụng và lành nhanh hơn bằng cách giữ cho nó khô ráo giữa các lần vệ sinh
– Giữ tã của em bé gấp dưới gốc dây rốn. Nếu tã quá khổ, không thể giữ dưới rốn, có thể cắt khoảng tã trước, trước khi đóng vào cho trẻ để giữ cho cuống rốn lúc tiếp xúc với không khí. Nó cũng giúp ngăn nước tiểu- phân dính vào rốn.
3. Những điều cần biết.
– Hầu hết các cuống rốn trông có vẻ xấu hơn với tình hình thực tế.Ngay sau sinh, cuống rốn trông thường trắng, sáng bóng và có thể cảm thấy hơi ẩm. Khi gốc rốn khô và lành, nó có thể có màu nâu, xám hoặc thậm chí là màu đen. Điều này là bình thường. Thông thường, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn luông giữ khu vực rốn này luôn sạch sẽ và khô thoáng.
– Cuống rốn thường rụng sau 1 đến 2 tuần. Đôi khí gốc rốn rơi ra sớm trong tuần đầu tiên. Những trường hợp khác, có thể sẽ lâu hơn.
– Bạn có thể nhìn thấy một đốm đỏ, khô ngay khi cuống rốn rơi ra. Một ít chất lỏng, đôi khi có màu máu có thể xảy ra từ rốn. Điều này là bình thường và có thể kéo dài đến 2 tuần, sau khi rốn rụng. Nếu nó không lành hoặc khô hoàn toàn sau 2 tuần. Hãy gọi điện thoại, hỏi bác sĩ của bạn.
4. Khi nào cần gọi bác sĩ
Gọi cho bác sĩ của trẻ nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau đây:
– Mủ ( xanh hoặc vàng) ở quanh cuống rốn và có mùi hôi
– Da đỏ, mềm xung quanh cuống rốn.
– Trẻ khóc khi chạm vào rốn hoặc da xung quanh
– Sốt.
Đồng thời, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu nhận thấy bất cứ vấn đề nào khác liên quan tới rốn:
– Một khôi u đỏ, ẩm ướt trên rốn kéo dài hơn 2 tuần sau khi dây rốn rụng. Đây có thể là u hạt rốn.
– Mô quanh rốn phồng, thường được chú ý sau khi cuống rốn rụng. Đây có thể là một thoát vị rốn, thường tự biến mất. Nhưng cần được theo dõi bởi bác sĩ.
Trên đây là một vài điều cơ bản về chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh, giúp cha mẹ một phần nào về chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh. Các thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể. Nếu có các vấn đề gì liên quan tới trẻ. Hãy gọi điện thoại hoặc tới bệnh viện để được nghe ý kiến bác sĩ của bạn.

HỎI ĐÁP VÀ PHẢN ÁNH DỊCH VỤ

Bệnh viện sẽ giải đáp các câu hỏi và trả lời phản ánh sớm nhất đến quý bệnh nhân.