"Sức khỏe của bạn- Trách nhiệm của chúng tôi !""

GỌI CẤP CỨU: 0203-3696-466

Chúng tôi luôn thấu hiểu bệnh nhân và luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân.

Làm thế nào để giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh.

– Thời tiết miền Bắc đang trong những ngày rét đậm. Có một số quan niệm là trời lạnh hay tiếp xúc với không khí lạnh có thể làm cho trẻ ốm- bệnh. Đó có thể là trở ngại cho các bậc cha mẹ khi quyết định cho con vui chơi ngoài trời. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm. Nếu chúng ta giữ ấm đúng cách, và vệ sinh tốt cho trẻ, thì chúng ta không nhiết thiết phải hạn chế các vận động ngoài trời của trẻ.

        Nhiệt độ cơ thể sẽ mất rất nhanh nếu phần cơ thể của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với không khí. Nhiều bậc cha mẹ không biết mặc thế nào cho con đủ ấm, đôi khi mặc nhiều quá làm trẻ quá nóng, hoặc mặc chưa đúng cách khiến trẻ khó vận động hoặc chơi các trò chơi ngoài trời.
        Nguyên tắc của việc mặc giữ ấm là chúng ta nên mặc thành nhiều lớp. Nhiều lớp mỏng tốt hơn 1 lớp dày. Vì mặc nhiều lớp, sẽ tạo ra nhiều lớp giữ nhiệt và hạn chết mất nhiệt ra ngoài môi trường. Luôn mặc cho trẻ nhiều hơn 1 lớp quần áo so với người lớn trong cùng một điều kiện.
Cách chọn mặc quần áo theo lớp:
        Lớp trong ( lớp nền): Là lớp có thể nói quan trọng trọng nhất. Tạo lớp giữ nhiệt đầu tiên cho cơ thể, giữ một lớp không khí cạnh da và tạo ra nhiệt độ- độ ấm. Hút ẩm- nước thừa ( như chảy nước dãi, nước đổ, mồ hôi,…) gây khó chịu, lạnh ra khỏi da. Chúng ta nên chọn những cỡ quần áo vừa khít với cơ thể con, mềm mại, và nên chọn các sản phẩm có chất liệu là len hoặc polypropylene. ( không nên chọn loại bông – cotton). Chọn được một lớp nền tốt, có thể trẻ sẽ cần ít quần áo hơn.
– Lớp giữa: là lớp cách nhiệt để giữ ấm. Chúng ta có thể có rất nhiều lựa chọn quần áo cho lớp nào. Có thể chọn các loại sản phẩm từ len tự nhiên, hoặc len tổng hợp.
– Lớp ngoài: Giữ an toàn cho trẻ và giúp các lớp bên trong tránh khỏi gió, nước, giữ khô- ráo là rất quan trọng với lớp ngoài. Chúng ta nên chọn các loại nhẹ, bền, mềm mại để giúp trẻ có thể dễ dàng di chuyển.
Mũ, găng tay- chân, giầy- dép
– Đầu, tai, tay, chân là những bộ phân cơ thể thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ra ngoài không khí. Trẻ sẽ bị mất nhiệt rất nhanh nếu chúng ta không được mặc đúng cách.
– Nên cho trẻ sử dụng một cái mũ len có thể che được tai cho trẻ ( vì tai sẽ bị lạnh đi rất nhanh).
– Chọn cho trẻ một đôi gang tay phù hợp với thời tiết. Nếu trời mưa, ẩm ướt, chúng ta có thể chọn đôi gang chống thấm nước. Gang tay dạng mitten ( dạng gang tay chỉ có ngăn cách ngón cái và các ngón còn lại – “gang quyền anh”) có thể sẽ ấm hơn gang tay dạng glove ( dạng gang đeo các ngón) vì các ngón tay có thể làm ấm lẫn nhau. Tuy nhiên, có thể làm trẻ thấy khó chịu hơn khi chơi.
– Chọn một vài đôi tất mùa đông phù hợp với trẻ. Cần thêm cho trẻ một vài loại giầy – dép chống ngấm nước để luôn giữ cho tất được khô ráo.
Một số lưu ý khác khi mặc ấm cho trẻ
– Tùy theo tình trạng thời tiết, nhiệt độ mà chúng ta mặc bao nhiêu lớp áo cho trẻ. Nếu mặc tất cả các lớp vào, có thể dẫn đến trẻ đổ mồ hôi ( khiến trẻ lạnh hơn) và mất nước làm trẻ khó chịu.
– Thường xuyên kiểm tra lưng, hay mồ hôi ở trẻ.
– Nếu trẻ vận động nhiều, hay chơi trò chơi ngoài trời. Chúng ta có thể cởi bỏ 1-2 lớp ra để khiến trẻ không quá nóng khi vận động. Có thể mặc lại sau khi dừng lại.
– Chúng ta có sử dụng balo- túi để đựng mũ, gang tay- chân cho trẻ. Chỉ dùng khi có nhu cầu.
– Trời lạnh, khô, độ ẩm thấp khiến cơ thể phải sinh nhiều nhiệt hơn, mất nước nhiều hơn, sẽ làm trẻ lạnh hơn. Bổ sung nước ấm thường xuyên cho trẻ, và có thể cho trẻ ăn những bữa ăn nhẹ bổ sung năng lượng.
– Có thể sử dụng một vài loại túi ấm cho trẻ.
– Đối với trẻ nhũ nhi, cần đặc biệt chú ý tới quần áo- khăn che bít đường thở của trẻ.
– Không nên mặc quần áo quá chật hoặc quá rộng. Nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận động và giữ nhiệt ở trẻ em.

HỎI ĐÁP VÀ PHẢN ÁNH DỊCH VỤ

Bệnh viện sẽ giải đáp các câu hỏi và trả lời phản ánh sớm nhất đến quý bệnh nhân.