
Đối với phụ nữ mang thai, sởi vừa tác động đến sức khỏe của thai phụ và còn còn gây tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Lý do khiến bệnh sởi trở nên nguy hiểm đối với bé yêu của bạn đó là vì khi virut sởi tấn công vào hệ miễn dịch làm cho chúng yếu đi thì cơ thể mẹ sẽ chống lại bằng cách “gây sốt”.
Khi mắc sởi bà bầu thường có dấu hiệu đó là sốt cao, điều này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C. Tức là khi mẹ sốt cao, thai nhi sẽ phải sống trong môi trường có nhiệt độ lên tới 40 – 41,5 độ C. Mức nhiệt này tác động trực tiếp tới sự phát triển của thai, làm cho thai nhi dễ bị chết lưu hoặc sảy thai.

– Trong ba tháng đầu bị sởi nguy cơ thai nhi dị dạng hoặc sẩy thai rất cao, sinh con nhẹ cân hoặc thậm chí dị tật.
– Trong ba tháng giữa nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai.
– Ba tháng cuối nguy cơ gây dị dạng thai không cao nhưng có thể khiến mẹ bầu phải đẻ non hoặc thai chết lưu.
Bà mẹ mang thai cần làm gì để phòng bệnh sởi:
Việc phòng tránh sởi vô cùng đơn giản, trước tiên là bà mẹ nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai. Vì vắc xin ngừa sởi được chế tạo từ những vi khuẩn sổng giảm độc lực nên mẹ cần tiêm trước thời điểm dự định “sinh con ít nhất là ba tháng. Điều đó sẽ giúp cho cơ thể mẹ tạo ra đầy đủ kháng thể chống virus sởi.
– Phụ nữ có thai nên tiêm ngừa trước ít nhất ba tháng để cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virut.
– Giữ vệ sinh thân thể và phòng ốc giúp tăng khả năng phòng các loại bệnh truyền nhiễm.
– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng có tác dụng diệt khuẩn để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virut.
– Đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.
– Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
Phụ nữ trước khi sinh con cần được tiêm phòng sởi như một mũi tiêm quan trọng để tránh được căn bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi này.
Để phòng tránh lây sởi, khi gia đình có người mắc sởi cần:
-Theo dõi nhiệt độ hàng ngày. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn.
– Tắm rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét.
– Dinh dưỡng đầy đủ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A.
– Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc.
– Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi;
– Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.