Chăm sóc con cái khỏe mạnh, thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và cũng là trách nhiệm quan trọng đối với xã hội. Để đạt được điều đó, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ trong suốt quá trình mang thai là yếu tố không thể thiếu.
1. Chuẩn bị tốt trước khi mang thai
Kết hôn từ 18 tuổi trở lên.
Thời điểm sinh con lý tưởng từ 30-35 tuổi.
Khoảng cách giữa các lần sinh con từ 3-5 năm.
Thực hiện khám sức khỏe tổng quát và tiêm phòng đầy đủ trước khi có kế hoạch mang thai.
2. Quản lý và theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế Đăng ký quản lý thai kỳ và thăm khám tại cơ sở y tế giúp phát hiện kịp thời các bất thường và xử trí an toàn.
3. Các mốc khám thai quan trọng
Lần 1: Trong 3 tháng đầu, ngay sau khi phát hiện chậm kinh.
Lần 2: Vào 3 tháng giữa, từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6.
Lần 3 và 4: Vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
4. Tiêm phòng uốn ván theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để bảo vệ mẹ và bé.
5. Dinh dưỡng khi mang thai cần được tăng cường để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
6. Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi: Bà bầu nên làm việc nhẹ nhàng, đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày.
7. Sinh con tại cơ sở y tế là điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và con.
8. Quản lý và chăm sóc thai sản trước, trong và sau khi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, giảm nguy cơ tai biến sản khoa và tử vong.
Nhân dịp Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 (từ ngày 1/10 đến 07/10) với thông điệp: “KHÁM THAI, SINH CON TẠI CƠ SỞ Y TẾ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO MẸ, SỨC KHỎE CHO CON”, Bệnh viện Sản Nhi khuyến nghị các bà mẹ mang thai nên đến trạm y tế nơi cư trú để đăng ký quản lý thai kỳ, khám thai định kỳ, tiêm phòng và nhận tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản đầy đủ.